Đây là một yêu cầu khá đặc
biệt nên BBT Tuổi thơ dữ dội sẽ ưu
tiên cho bạn nhé.
Từ
Nấm Mèo Bé
Em chào anh/chị.
Em gửi yêu cầu này không phải
cho em đâu :D Chả là tuần tới là sinh nhật em trai em (lớp 6). Nó rất thích đọc truyện Hikaru – Kì thủ cờ vây. Mà dạo gần đây do nó hay
để dành tiền ăn sang mua truyện nên mẹ em cắt luôn tiền ăn sáng của nó (mà trực
tiếp dẫn nó đi ăn luôn). Cho nên cu cậu không có tiền mua truyện mình thích nữa.
Bởi vậy nên em gửi yêu cầu này mong TTDD cung cấp cho em link truyện đầy đủ của
bộ truyện Hikaru – Kì thủ cờ vây được
không ạ? Vì em không rành truyện tranh, mà tìm trên các tran khác thì không thấy
up chap cuối, trong khi em nghe nói truyện này có chap cuối rồi. Em muốn bộ đầy
đủ cho cu em của em đọc cho đã. Coi như quà sinh nhật cho nó :D
Em cảm ơn anh/chị nhiều.
Nấm Mèo Bé
Phản
hồi của BBT Tuổi thơ dữ dội :
Chào Nấm Mèo Bé,
Cảm ơn bạn vì đã chọn TTDD
để làm quà sinh nhật cho em trai! Bộ truyện này trên TTDD đã full chap cuối
luôn bạn nhé! Em trai bạn có thể tha hồ đọc tại link này:
Giới
thiệu truyện:
Hikaru
no Go (Nhật: ヒカルの碁? lit. "Hikaru's
Go", được biết đến tại Việt Nam với tựa tiếng Việt là Hikaru - Kì thủ cờ vây) là loạt manga, một câu chuyện ở lứa tuổi
thiếu niên dựa theo trò chơi Cờ vây viết bởi Hotta Yumi và minh họa bởi Obata
Takeshi với bản anime chuyển thể. Bộ truyện được cố vấn chuyên môn bởi kỳ thủ cờ
vây chuyên nghiệp Umezawa Yukari (ngũ đẳng). Bộ truyện đã góp công lớn vào việc
phổ biến cờ vây tới giới trẻ Nhật Bản từ khi được xuất bản, và một vài nơi khác
như Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Gần đây đây nhất là sự phổ biến rộng rãi
của cờ vây tại Hoa Kỳ. Tựa truyện đôi lúc còn được viết tắt là "HnG".
Xuất hiện lần đầu trong
Weekly Shōnen Jump của Shueisha vào năm 1998, Hikaru no Go sớm đạt được thành
công to lớn, khơi dậy làn sóng đam mê cờ vây chưa từng có trước đó; bộ truyện
nhận Giải thưởng Shogakukan vào năm 2000 và đồng thời các tác giả còn nhận Giải
thưởng Văn hóa Osamu Tezuka năm 2003 cho tác phẩm. 23 tập manga đã được xuất bản
tại Nhật, bao gồm 189 chương và 11 "omake" (phụ chương). Bộ anime, sản
xuất bởi Studio Pierrot, đã công chiếu tổng cộng 75 giờ 30 phút tập phim từ
2001 đến 2003 trên TV Tokyo, cùng với tập phim đặc biệt New Year's Special dài
77 phút công chiếu vào tháng 1 năm 2004.
Tháng 1 năm 2004, bộ truyện
ra mắt bản tiếng Anh tại Mĩ trong tạp chí Shonen Jump xuất bản bởi VIZ, hiện tại
là VIZ Media. Năm 2005, VIZ Media đã đăng kí bản quyền anime. DVD tập 1 Hikaru
no Go phát hành ngày 27 tháng 10 năm 2005. DVD Hikaru no Go "Sneak
Preview" (tập đầu) phát hành trong số 1 năm 2006 của Shonen Jump (Kì 1, tập
4) cho những người đã đăng kí trước. Hikaru no Go được chiếu trên kênh
ImaginAsian TV tại Mĩ. Bộ phim còn được giới thiệu trên dịch vụ truyền hình trực
tuyến Toonami Jetstream vào ngày 14 tháng 7 năm 2006. Vào số tháng 4 năm 2008 của
Shonen Jump, bộ truyện được thông báo đó là chương cuối cùng được đăng trong tạp
chí Shonen Jump. Đến tháng 5 năm 2011, 23 tập tiểu thuyết đồ họa được phát hành
chính thức tại Mĩ. Tại Việt Nam, nhà xuất bản Kim Đồng đã mua bản quyền và phát
hành bộ truyện dưới tên Hikaru - Kì thủ cờ vây.
Nội
dung:
Câu chuyện bắt đầu khi cậu
bé Shindou Hikaru lục lọi căn gác xép của ông nội để tìm xem có gì có thể bán lấy
tiền được và bắt gặp một chiếc bàn cờ vây cổ, không ai nhìn thấy vết máu trên
bàn cờ ngoài cậu. Kỳ thực, đó là bàn cờ bị ám bởi hồn ma của Fujiwara no Sai, một
kỳ thủ cờ vây đến từ thời đại Heian, vốn là người dạy cờ vây cho nhà vua nhưng
do bị ganh ghét hãm hại nên đã bị đuổi khỏi thành. Uất ức, Sai trầm mình xuống
sông tự vẫn, nhưng do vẫn còn nặng lòng với cờ vây, Sai đã nhập vào bàn cờ để đợi
1 người có thể thấy mình, và giúp mình chơi cờ. Hikaru là người thứ hai nhìn thấy
và nghe được Sai (trước đó là bản nhân phường Shusaku).
Sai còn rất nặng lòng với cờ
vây, anh cố thuyết phục Hikaru chơi cờ, nhưng Hikaru cho đó là "trò giải
trí của các ông già" nên không chịu. Sai rất buồn, và cảm xúc của anh khiến
Hikaru choáng váng buồn nôn, vì thế Hikaru đành đưa Sai đến một hội quán cờ
vây. Tại đây, Hikaru đấu với cậu bé duy nhất trong hội quán lúc đó mà không biết
đó là Touya Akira, một thần đồng cờ vây, bằng cách đặt cờ vào các điểm Sai chọn.
Ban đầu, Sai chỉ dùng "ván cờ hướng dẫn" (dẫn dắt đối phương nhìn ra
đặt cờ vào vị trí tối ưu) để thắng Akira chỉ 2 mục (chưa cộng 5.5 điểm lợi thế
cho Akira). Nhưng trong ván đấu thứ hai, sự nghiêm túc của Akira khiến Sai phải
chơi "thực sự". Kết cục là Akira bị đánh bại hoàn toàn trong quãng thời
gian còn ngắn hơn rất nhiều so với trận trước đó. Cậu đã thực sự bị sốc vì thất
bại này trước Hikaru, từ đó Akira liên tục theo đuổi Hikaru. Akira thậm chí còn
vì muốn đấu với Hikaru trong giải trung học mà tham gia vào câu lạc bộ cờ vây ở
trường, nơi mà các đấu thủ có trình độ thấp hơn cậu nhiều và vì thế cậu phải chịu
nhiều ghen tức và chèn ép. Khi Hikaru và Akira gặp nhau tại giải học sinh, Hikaru
vì muốn đấu với Akira bằng sức của chính mình nên không chịu đánh theo chỉ dẫn
của Sai. Cậu đã để lộ ra sức cờ quá yếu của mình lúc đó, khiến Akira rất tức giận
và còn hét lên "Cậu đừng có đùa nữa!". Sau đó, cho rằng lâu nay mình
đã kỳ vọng quá cao ở Hikaru trong khi Hikaru không có thực lực, Akira rất thất
vọng nên đã từ bỏ việc theo đuổi Hikaru. Năm đó Akira thi lên chuyên nghiệp và
chính thức trở thành một kì thủ chuyên nghiệp của Viện cờ Nhật Bản ở độ tuổi
13.
Về Sai, kể từ khi Hikaru có
hứng thú với cờ vây, anh không mấy khi được đấu trực tiếp nữa bởi vì Hikaru
nghĩ rằng nếu để mọi người nhận ra sức cờ quá mạnh của Sai bên trong cậu thì cậu
sẽ gặp rắc rối. Thay vào đó, Hikaru nghĩ ra trò cho Sai đấu cờ trên mạng, như vậy
Sai có thể chơi cờ mà không để lộ danh tính thật sự và Hikaru sẽ không gây chú
ý. Nickname 'sai' với trình độ của một "Bản nhân phường Shusaku học đấu
pháp hiện đại" (lời Waya) nhanh chóng thu hút sự chú ý. Giới cờ vây nghiệp
dư Nhật Bản và quốc tế xôn xao với câu hỏi: "'sai' là ai?"…
Chủ
đề câu chuyện:
Xoay quanh niềm đam mê với
bộ môn cờ vây – món giải trí “của những ông già” của các bạn trẻ, bộ truyện
Hikaru no Go đã làm tăng sự phổ biến của cờ vây tại Nhật Bản và nhiều nơi khác,
đặc biệt ở trẻ em. Hikaru no Go đã góp phần làm tăng sự phổ biến và nhận thức của
mọi người ở nhiều quốc gia mà tác phẩm được giới thiệu. Rất nhiều câu lạc bộ cờ
vây đã được lập ra bởi những người hâm mộ tác phẩm.
BBT
Tuổi thơ dữ dội
Jin
Na Meo
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét